Nhập khẩu song song với đối tượng sở hữu công nghiệp

Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ việt nam

công ty cổ phần sở hữu trí tuệ việt mỹ

Chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn luật

 
Hotline: 077 869 7777
English Vietnamese

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

XỬ LÝ TRANH CHẤP NHÃN HIỆU

TRA CỨU NHÃN HIỆU

Viện đào tạo Sở hữu trí tuệ

Nội dung đào tạo

Đăng ký lớp học

TRA CỨU QUỐC TẾ

LUẬT THUẾ

TƯ VẤN ISO - FDA

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

THÔNG BÁO CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Video hoạt động

Tranh chấp sở hữu trí tuệ

Nhập khẩu song song với đối tượng sở hữu công nghiệp

Nhập khẩu song song theo quy định tại tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu song song không bị xử phạt vi phạm hành chính. Một số ví dụ về hành vi nhập khẩu song song:

a) Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Công ty B tại Việt Nam được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

b) Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nước khác. Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C.

c) Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngoài. Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

| Chính sách thanh toán | Chính sách xử lý khiếu nại | Bảo hành - đổi trả và hoàn tiền | Chính sách bảo mật thông tin |
Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ việt nam - công ty cổ phần sở hữu trí tuệ việt mỹ